Kinh tế Qatar

Khu thương mại tại Doha.
Bài chi tiết: Kinh tế Qatar
Mô tả đồ họa về xuất khẩu sản phẩm của Qatar trong 28 loại được mã hóa màu (2011).

Trước khi phát hiện được dầu mỏ, kinh tế Qatar tập trung vào ngư nghiệp và tìm kiếm ngọc trai. Báo cáo của thống đốc địa phương thuộc đế quốc Ottoman vào năm 1892 viết rằng tổng thu nhập từ tìm kiếm ngọc trai vào năm 1892 là 2.450.000 kran.[54] Sau khi ngọc trai nuôi cấy của Nhật Bản xuất hiện trên thị trường thế giới vào thập niên 1920 và 1930, ngành công nghiệp ngọc trai của Qatar phá sản. Phát hiện thấy dầu mỏ tại Qatar vào năm 1940, tại mỏ Dukhan.[124] Dầu mỏ từ đó biến đổi kinh tế Qatar, và hiện nay đây là quốc gia có mức sinh hoạt cao (đối với các công dân). Qatar (cùng với Bahrain) không áp thuế thu nhập, và là một trong các quốc gia có mức thuế thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 năm 2013 là 0,1%.[125] Luật doanh nghiệp yêu cầu công dân Qatar cần phải nắm giữ 51% của bất kỳ dự án kinh doanh nào tại đây.[64]

Tính đến năm 2016[cập nhật], Qatar có GDP/người cao thứ tư trên thế giới, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế[126] Qatar phụ thuộc cao độ vào người lao động ngoại quốc để phát triển kinh tế, quy mô công nhân di cư lên đến 86% dân số và 94% lực lượng lao động (theo một tường thuật vào năm 2015).[127][128] Qatar đã bị Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế chỉ trích. Tăng trưởng kinh tế của Qatar hầu như chỉ dựa trên ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên, bắt đầu vào năm 1940.[129] Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng hàng đầu thế giới.[114] Năm 2012, một ước tính cho rằng Qatar sẽ đầu tư trên 120 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng trong khoảng 10 năm sau đó.[130] Qatar là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), gia nhập tổ chức này từ năm 1961.[131]

Airbus A380 thuộc Qatar Airways, một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới, liên kết hơn 150 điểm đến quốc tế từ trụ sở tại Doha.Các tòa nhà cao tầng ở Doha.

Năm 2012, Qatar giữ được vị trí quốc gia giàu nhất thế giới (xét theo thu nhập bình quân) lần thứ ba liên tiếp, sau khi vượt qua Luxembourg vào năm 2010. Theo nghiên cứu của Viện Tài chính Quốc tế tại Washington, D.C., GDP/người của Qatar xét theo ngang giá sức mua (PPP) là 106.000 USD (387.000 riyal Qatar) vào năm 2012, giúp đất nước giữ được thứ hạng là quốc gia giàu có nhất thế giới. Luxembourg đã đứng thứ hai với gần 80.000 đô la và Singapore thứ ba với thu nhập bình quân đầu người khoảng 61.000 đô la. Theo nghiên cứu này thì GDP của Qatar đạt 182 tỷ USD vào năm 2012 và được cho là lên mức cao nhất trong lịch sử do xuất khẩu khí đốt gia tăng và giá dầu cao. Nghiên cứu cho biết rằng Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) có tài sản 115 tỷ USD, xếp hạng 12 trong số các quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới.[132]

Văn phòng Ngân hàng Trung ương Qatar tại Doha.

Cơ quan Đầu tư Qatar được thành lập vào năm 2005, là quỹ đầu tư quốc gia chuyên về đầu tư ra nước ngoài.[133] Sở hữu hàng tỷ USD thu được từ ngành dầu khí, chính phủ Qatar tiến hành đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Tính đến năm 2013, các tài sản nắm giữ được định giá 100 tỷ đô la. Qatar Holding là nhánh đầu tư quốc tế của cơ quan, và kể từ năm 2009 Qatar Holding mỗi năm nhận được 30-40 tỷ USD từ nhà nước. Tính đến năm 2014[cập nhật], thể chế này đã đầu tư khắp thế giới trong các công ty như Valentino, Siemens, Printemps, Harrods, The Shard, Barclays Bank, sân bay Heathrow, Paris Saint-Germain F.C., Volkswagen Group, Royal Dutch Shell, Bank of America, Tiffany, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Sainsbury's, BlackBerry,[134] and Santander Brasil.[135][136]

Đất nước này không có thuế, nhưng chính quyền đã công bố kế hoạch đánh thuế đối với đồ ăn vặt và các mặt hàng xa xỉ. Thuế sẽ được áp dụng đối với hàng hóa gây hại cho cơ thể con người - ví dụ như thức ăn nhanh, sản phẩm thuốc lá và nước ngọt. Việc triển khai các loại thuế ban đầu này được cho là do giá dầu giảm và thâm hụt mà nước này phải đối mặt vào năm 2016. Ngoài ra, nước này đã bị cắt giảm việc làm trong năm 2016 từ các công ty dầu khí và các ngành khác trong chính phủ.

Năng lượng

Cơ sở Oryx GTL tại Qatar

Tính đến năm 2012[cập nhật], Qatar có trữ lượng dầu mỏ được xác minh là 15 tỷ thùng, còn các mỏ khí đốt tại đây chiếm hơn 13% trữ lượng toàn cầu. Nhờ đó, Qatar trở thành quốc gia giàu có hàng đầu thế giới, không ai trong số hai triệu cư dân tại đây sống trước mức nghèo khổ và tỷ lệ thất nghiệp là dưới 1%.[137]

Kinh tế Qatar chịu suy thoái trong giai đoạn từ 1982 đến 1989. OPEC đặt hạn ngạch về sản lượng dầu thô, giá dầu thấp, và triển vọng nhìn chung không khả quan của thị trường quốc tế làm giảm thu nhập từ dầu mỏ. Để đối phó, chính phủ Qatar cắt giảm chi tiêu, kết quả là môi trường kinh doanh địa phương suy thoái khiến nhiều hãng cắt giảm nhân viên ngoại kiều. Do kinh tế phục hồi trong thập niên 1900, số lượng ngoại kiều , đặc biệt là từ Ai CậpNam Á lại tăng lên.

Sản lượng dầu sẽ không còn đạt đỉnh 500.000 thùng (80.000 m³) mỗi ngày do các mỏ dầu dự kiến sẽ hầu như cạn kiệt đến năm 2023. Tuy nhiên, Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn tại duyên hải đông bắc. Kinh tế Qatar bùng nổ vào năm 1991 khi hoàn thành giai đoạn I trị giá 1,5 tỷ USD phát triển khí đốt North Field. Năm 1996, Qatargas đặt kế hoạch bắt đầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng sang Nhật Bản. Các giai đoạn tiếp theo của phát triển khí đốt North Field trị giá nhiều tỷ USD.

Các dự án công nghiệp năng của Qatar đều nằm tại Umm Said, gồm một nhà máy lọc dầu có công suất 50.000 thùng (8.000 m³) mỗi ngày, một nhà máy phân bón urea và ammoniac, một nhà máy thép, và một nhà máy hoá dầu. Toàn bộ đều sử dụng khí đốt làm nhiên liệu, và hầu hết là liên doanh giữa các hãng châu Âu và Nhật Bản với Công ty Dầu khí Quốc doanh Qatar (QGPC). Hoa Kỳ là nhà cung cấp thiết bị lớn cho ngành dầu khí Qatar, và các công ty Hoa Kỳ đóng vai trò lớn trong phát triển khí đốt North Field.[137]

Tầm nhìn quốc gia 2030 của Qatar đặt ra việc đầu tư vào các nguồn tái tạo thành một mục tiêu lớn của nước này trong giai đoạn tới.[122] Qatar theo đuổi chương trình "Qatar hoá", theo đó toàn bộ thể chế liên doanh và cơ quan chính phủ phấn đấu để đưa công dân Qatar vào các vị trí quyền lực cao hơn. Ngày càng nhiều người Qatar tiếp nhận giáo dục tại nước ngoài, trong đó nhiều người du học tại Hoa Kỳ và trở về quê hương để giữ các chức vụ chủ chốt vốn trước đây do ngoại kiều nắm giữ. Nhằm kiểm soát dòng công nhân ngoại quốc, Qatar tiến hành thắt chặt quản lý các chương trình nhân lực ngoại quốc của họ. An ninh là nền tảng chính trong các quy tắc và điều lệ nhập cảnh và nhập cư nghiêm ngặt của Qatar.[137]

Vận chuyển

Bài chi tiết: Vận tải của Qatar
Sân bay quốc tế Hamad

Với dân số gia tăng nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đáng kể trong thập kỷ qua, một mạng lưới giao thông rộng lớn và đáng tin cậy đang ngày càng trở nên cần thiết trong Qatar. Cho đến nay, chính phủ, nhà phát triển giao thông chính, đã làm tốt về mặt theo kịp nhu cầu cho các lựa chọn giao thông mới. Năm 2008, Cơ quan Công trình Công cộng (Ashghal), một trong những cơ quan giám sát sự phát triển cơ sở hạ tầng, đã trải qua một cuộc cải tổ lớn để hợp lý hóa và hiện đại hóa chính quyền để chuẩn bị cho việc mở rộng dự án lớn trên tất cả các phân khúc trong tương lai gần. Ashghal làm việc song song với Cơ quan Quy hoạch và Phát triển đô thị (UPDA), cơ quan thiết kế quy hoạch tổng thể giao thông, được thành lập vào tháng 3 năm 2006 và hoạt động đến năm 2025.

Vì lái xe là phương thức vận tải chính ở Qatar, mạng lưới đường bộ là trọng tâm chính của kế hoạch. Các điểm nổi bật của dự án trong phân khúc này bao gồm Đường cao tốc Doha trị giá hàng tỷ đô la và Đường cao tốc Qatar Bahrain, sẽ kết nối Qatar với Bahrain và Ả Rập Saudi và được coi là một cột mốc quan trọng trong kết nối khu vực.

Các lựa chọn vận chuyển nhanh, như tàu điện ngầm Doha, hệ thống đường sắt nhẹ và mạng lưới xe buýt rộng lớn hơn, cũng đang được phát triển để giảm bớt tắc nghẽn đường bộ. Ngoài ra, hệ thống đường sắt đang được mở rộng đáng kể và cuối cùng có thể tạo thành một phần không thể thiếu của mạng lưới toàn GCC nối liền tất cả các quốc gia Ả Rập của Vịnh Ba Tư. Sân bay cũng vậy, đang mở rộng công suất để theo kịp lượng khách tăng.

Sân bay quốc tế Hamadsân bay quốc tế của Doha. Năm 2014 đã thay thế Sân bay Quốc tế Doha cũ thành sân bay chính của Qatar. Năm 2016, sân bay được mệnh danh là sân bay bận rộn thứ 50 trên thế giới bởi lưu lượng hành khách, phục vụ 37.283.987 hành khách, tăng 20,2% so với năm 2015.

Cảng Hamad là cảng biển chính của Qatar, nằm ở phía nam Doha trong khu vực Umm Al-Houl. Xây dựng cảng bắt đầu từ năm 2010; nó đã đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2016. Nó được chính thức khai trương vào tháng 9 năm 2017 và dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Có khả năng xử lý tới 7,8 triệu tấn sản phẩm hàng năm, phần lớn thương mại đi qua cảng bao gồm thực phẩm và vật liệu xây dựng. Trên bờ biển phía bắc, cảng Ras Laffan đóng vai trò là cơ sở xuất khẩu LNG rộng lớn nhất trên thế giới.

Quang cảnh Doha

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Qatar http://www.thenational.ae/sport/football/qatar-wou... http://www.foxsports.com.au/football/asian-cup/fox... http://www.canadainternational.gc.ca/qatar/bilater... http://dohanews.co/everything-you-need-to-know-abo... http://dohanews.co/un-ranks-qatar-highest-among-ar... http://www.algemeiner.com/2014/07/28/gaza-conflict... http://www.aljazeera.com/sport/2010/04/20104241840... http://www.bbc.com/news/world-middle-east-13229852 http://www.bbc.com/news/world-middle-east-17192278 http://www.berryreview.com/2013/11/06/quatar-holdi...